Hiện tượng thiên văn kỳ thú sắp xuất hiện vào đêm ngày 13/7

Thông tin từ báo Thanh Niên và trang CNN, chiều tối nay và rạng sáng ngày mai (chiều muộn 13/7 và sáng sớm 14/7), tại Việt Nam sẽ xuất hiện siêu trăng "khổng lồ". Đây được coi là mặt trăng tròn và lớn nhất tính từ đầu năm 2022 cho đến nay. 

 Siêu trăng là hiện tượng thiên nhiên đẹp đẽ và kỳ thú. (Ảnh: The Atlantic)
Siêu trăng là hiện tượng thiên nhiên đẹp đẽ và kỳ thú. (Ảnh: The Atlantic)

Cụ thể, Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cho biết vào chiều nay, mặt trăng sẽ ở gần Trái Đất hơn 33km so với thông thường, tức chỉ ở cách trái đất 352.000km. Nếu quan sát trong khoảng cách này sẽ thấy mặt trăng lớn và rực rỡ hơn bình thường.

Phía Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cũng xác định mặt trăng đạt cận điểm trong năm 2022 (điểm gần trái đất nhất) vào 17 giờ ngày 13/7 (giờ Việt Nam), chỉ cách mặt đất 357.264km. Đây là lúc siêu trăng đạt đỉnh, sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với khi mặt trăng nằm ở điểm xa trái đất nhất trên quỹ đạo. Hiệu ứng này sẽ được phóng đại vào lúc mặt trăng ở gần đường chân trời khi mọc hoặc lặn. Trăng tròn nhất sau 9 giờ 38 phút cùng ngày. 


Mặt trăng sẽ lớn và sáng rực rỡ hơn bình thường. (Ảnh: Socialpost)

Có thể nói, đêm 13/7 là thời khắc "hiếm có" vì xuất hiện siêu trăng tròn, lớn nhất và sáng nhất trong năm 2022. Đến 1 giờ 38 phút ngày 14/7 (giờ Việt Nam), mặt trăng sẽ rơi vào vị trí đối xứng với mặt trời nên toàn bộ bề mặt của mặt trăng sẽ được chiếu sáng. Trăng tròn vào tháng 7 thường được biết đến với tên trăng Hươu, hoặc trăng Sấm Sét, trăng Rơm.

Gọi trăng tròn tháng 7 là trăng Hươu bởi đây là thời gian những chú hươu bắt đầu mọc sừng.
Gọi trăng tròn tháng 7 là trăng Hươu bởi đây là thời gian những chú hươu bắt đầu mọc sừng. (Ảnh: VOV)

Siêu trăng Lần này sẽ là đợt trăng lớn nhất năm nay
Lần này sẽ là đợt trăng lớn nhất năm nay. (Ảnh: VOV)

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết chúng ta hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng siêu trăng bằng mắt thường. Còn theo ông Noah Petro, giám đốc Phòng thí nghiệm địa lý, địa vật lý và địa hóa học của NASA, người dân nên tránh khu vực bao quanh bởi rừng rậm và nhà cao tầng để chiêm ngưỡng siêu trăng rõ nhất. Tuy nhiên, việc quan sát cũng ít nhiều phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. 

Siêu trăng thế kỷ trên bầu trời Hà Nội
Siêu trăng thế kỷ trên bầu trời Hà Nội. (Ảnh: Lao động Thủ đô)

Siêu trăng là thuật ngữ chỉ lúc mặt trăng đang vào thời kỳ trăng tròn hoặc trăng non trùng vào cận điểm, khiến cho kích thước của nó to hơn bình thường khi quan sát từ trái đất. Trong năm nay, siêu trăng cũng từng xuất hiện lần đầu hôm 14/6, được gọi là trăng Dâu Tây (trăng tròn của tháng 6).

Trăng Dâu Tây được xem là mặt trăng của tình yêu và hạnh phúc đôi lứa
Trăng Dâu Tây được xem là mặt trăng của tình yêu và hạnh phúc đôi lứa. (Ảnh: Thể thao & Văn hóa)

Sau hiện tượng trăng "khổng lồ" ngày 13/7 và 14/7, một siêu trăng khác sẽ xuất hiện vào ngày 11/8, cũng là siêu trăng cuối cùng của năm.

Sẽ còn 1 đợt siêu trăng nữa vào giữa tháng 8
Sẽ còn 1 đợt siêu trăng nữa vào giữa tháng 8. (Ảnh: Space.com)

Nhiều người cho rằng cùng ngắm trăng với nửa kia sẽ bên nhau trọn đời
Nhiều người cho rằng cùng ngắm trăng với nửa kia sẽ bên nhau trọn đời. (Ảnh: Dân Trí)

Siêu trăng là một hiện tượng thiên nhiên đẹp đẽ và kỳ thú, chúng ta có thể rủ bạn bè hay nửa kia cùng chiêm ngưỡng bằng mắt thường. Bên cạnh đó, hãy chú ý theo dõi các thông tin dự báo thời tiết để tìm được địa điểm lý thú chiêm ngưỡng siêu trăng lần này nhé!

Nguyễn Lê - Theo Thể Thao & Văn Hóa